chiết cành vải

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành vải sớm, vải thiều – ai cũng làm được

Chiết cành là gì?

Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính làm cho cành chiết ra rễ ngay trên cành cây mẹ bằng cách lấy đi một khoanh vỏ, đắp lên vị trí khoanh vỏ một lớp đất ẩm sau đó bọc nilon giữ ẩm, chờ chỗ đắp đất ra rễ đủ tiêu chuẩn thì cắt cành khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập và mang đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ. Cách chiết cành vải này phù hợp với các loại cây lâu năm thời gian sinh trưởng dài. Cách thực hiện dễ dàng, tỷ lệ thành công có thể lên tới 100%.

Tìm hiểu thêm:

  1. Giá vải sớm cập nhật từng ngày
  2. Cách bón phân NPK cho cây vải
  3. Kỹ thuật trồng cây vải
chiết cành vải

chiết cành vải

Ưu nhược điểm của biện pháp chiết cành vải sớm, vải Lục Ngạn là gì ?

Ưu điểm của chiết cành

  1. Bảo tồn hệ gen: ở các loại cây có bộ gen thay đổi liên tục như cây sứ, hoa lan… Nếu dùng phương pháp gieo hạt, nuôi cấy mô để nhân giống cây con sẽ chỉ giống các đặc điểm của cha mẹ 50%. Để giữ được nguyên bản bộ gen cha mẹ thì chiết cành là phương pháp tốt nhất.
  2. Nhanh cho cây giống chỉ từ 2 – 4 tháng
  3. Rút ngắn thời gian sinh trưởng: cành thích hợp để nhân giống là cành đã trưởng thành, không lựa cành quá già. Các cành này đủ khỏe để tự sống sau khi tách khỏi thân mẹ. Thời gian để cây chiết cành cho hoa, trái ngắn hơn nhiều so với khi gieo hạt hoặc tách cây con…
  4. An toàn, dễ dàng: đối với các loại cây quý phương pháp chết cành rất thích hợp. Bởi vì phương pháp này rất dễ thực hiện. Nếu thực hiện đúng tỷ lệ thành công có thể lên tới 100%. Hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

Nhược điểm của chiết cành

  1. Số lượng: bạn chỉ có thể chiết tối đa vài cành một lúc. Thời gian chiết thành công mỗi cây mất từ 2 tuần tới một tháng. So với phương pháp gieo hạt hoặc nuôi cấy mô có thể nhân giống hàng nghìn cây một lúc.
  2. Dễ mang theo mầm sâu bệnh từ cây mẹ
  3. Chủng loại: chỉ có một vài loại cây có thể sử dụng phương pháp chiết cành được. Các loại cây thân thảo, thân leo không thể thực hiện phương pháp này.

Thời điểm chiết cành vải thiều khi nào là tốt nhất ?

Theo những kinh nghiệm của các hộ nông dân thì thời điểm thuận lợi nhất để thực hiện chiết vải, nhãn là tháng 2- 3 và tháng 8-9 hàng năm.

Kỹ thuật chiết cành vải thiều

Kỹ thuật chiết cành vải thiều

Các bước chiết cành đơn giản và đúng kỹ thuật nhất

Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 5 – 15 năm. Chọn cành khoẻ, đường kính 1 – 1,5 cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng và thực hiện theo quy trình sau:

  1. Tạo sẹo bằng cách cắt hình chữ V, tối đa 2/3 thân.
  2. Dùng băng keo đen hoặc ni lông bịt vết thương hở, cố định cành chiết tránh gẫy đổ.
  3. Đợi vài ngày để mặt cắt khô nhựa, tránh để nước và vi khuẩn thâm nhập gây thối cành.
  4. Đắp các nguyên liệu dễ bén rễ vào vết cắt như: xơ dừa, bông, lục bình, bùn ao…
  5. Quan sát khi thấy rễ ở chỗ chiết cành mọc nhiều thì cắt mang trồng xuống đất.

Lưu ý: ở bước 4 có thể sử dụng thêm một số thuốc kích rễ chứa Axin, Naa có nồng độ từ 3000 – 6000 ppm để kích thích cây ra rễ non nhanh và nhiều hơn. Tạo điều kiện để cành chiết phục hồi nhanh sau này.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiệ chiết vải mà bạn nên biết

Cây lấy cành chiết có tuổi 7 – 10 năm, tán cân đối cho năng suất cao ổn định, sinh trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh. Chọn cây giống đúng mục đích cần nhân, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định qua nhiều năm.

Chọn cành bánh tẻ nằm ở lưng chừng tán, quay ra ngoài sáng (1- 2 năm tuổi), có đường kính từ 1,5 – 2 cm và cành có 2 – 3 nhánh. Chọn cành bánh tẻ, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 – 2 cm ở tầng tán giữa phía ngoài bìa tán, không chọn cành la, cành dưới tán và các cành vượt. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc kích rễ, phân vi sinh để tăng tốc độ chiết cành và để bầu phát triển tốt hơn.

Chiết cành bao lâu thì ra rễ ?

Thời gian để cây chiết cành ra rễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại cây, thời gian chiết, phương pháp chiết, điều kiện nuôi trồng, v.v. Thông thường, thời gian trung bình để cây chiết cành ra rễ là từ 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên, có những loại cây có thể mất đến vài tháng hoặc hơn để ra rễ. Để đảm bảo sự thành công của quá trình này, bạn cần cung cấp đủ nước, ánh sáng và chăm sóc tốt cho cây trong suốt thời gian chiết cành và trồng sau khi ra rễ.

Khi chiết cành cắt vỏ như thế nào là tốt nhất

Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.

Các dụng cụ để chiết cành vải gồm những gì ?

Để chiết cành cây vải, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  1. Kéo cắt cây: Dụng cụ này được sử dụng để cắt cành cây vải một cách chính xác và đảm bảo không gây tổn thương đến cây.
  2. Dao cắt: Dao cắt được sử dụng để tạo ra đốt cắt trên cành cây vải để thúc đẩy quá trình ra rễ.
  3. Thuốc kích thích rễ: IBA (Indole-3-butyric acid) hoặc NAA (Naphthaleneacetic acid) là các loại thuốc kích thích rễ thường được sử dụng để thúc đẩy quá trình ra rễ.
  4. Chậu đất: Để trồng cây vải, bạn cần chuẩn bị chậu đất thích hợp.
  5. Nước: Nước là yếu tố cần thiết để giữ đất ẩm và giúp cho cây vải có thể ra rễ.
  6. Găng tay và khẩu trang: Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn trong quá trình chiết cành, bạn cần sử dụng găng tay và khẩu trang.

Lưu ý rằng, trước khi sử dụng các dụng cụ này, bạn cần vệ sinh và khử trùng chúng để đảm bảo không gây nhiễm trùng cho cây vải.

Xem video Kỹ Thuật Chiết Cành Vải Thiều trên Youtube

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *