Kĩ Thuật Trồng Vải Thiều Đúng Cách Cho Năng Suất Cao Nhất

Nhờ những tiến tiến trong khoa học kĩ thuật của nông nghiệp, hiện nay kĩ thuật trồng vải thiều đã có những thay đổi và cải tiến rất nhiều. Với 30 năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc vải thiều Bắc Giang, Vải Sớm Phúc Hòa xin được chia sẻ các kĩ thuật trồng vải thiều cho năng suất cao, mẫu mã quả đẹp để bà con có những mùa vải bội thu.

Kĩ thuật chọn giống cây vải

chọn giống trong kĩ thuật trồng vải thiều

Theo kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta để lại: “Nhất giống, nhì phân, tam cần, tam cần, tứ nước.” Và điều đó không ngoại lệ giống với việc trồng cây vải thiều. Chọn cây giống vải thiều là khâu đầu tiên và quan trọng nhất.

Theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể:

Đối với cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.

Thời vụ trồng

Vải thiều có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.

Tuỳ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải thiều Thanh Hà hợp lý. Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

Trong điều kiện thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hay 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha) hoặc trồng với mật độ trên nhưng đến khi giao tán cách 1 cây chặt bỏ 1 cây còn lại khoảng cách 4m x 6m hay 6m x 8m (mật độ 416 cây và 208 cây/ha) để khai thác tiềm năng cho sản lượng cao trong những năm đầu của chu kỳ kinh doanh do mật độ cao mang lại.

Kĩ thuật làm đất và đào hố trồng vải u hồng

làm đất và đào hố trồng

Bà con cần lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng.

Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.

Trong vùng sản xuất vải thiều cần hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.

Kĩ thuật bón phân

Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột. – Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố. Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.

Các bước cơ bản trồng vải thiều mà bạn nên biết

  1. Bước 1: Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 – 3 cm
  2. Bước 2: Lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
  3. Bước 3: Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ. Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10 cm.

Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Cách chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao

chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao

Trong kĩ thuật trồng vải thiều, chăm sóc là khâu quyết định đến năng suất cao hay thấp. Dưới đây là một số kĩ thuật chăm sóc vải thiều đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cho bà con.

Chăm sóc định kỳ

Phải cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc sắp chín. Phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, xới phá váng sau mỗi trận mưa lớn. Làm cỏ vệ sinh cây vụ xuân vào tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch tất cả diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc khoảng 2 – 3 lần.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

  1. Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt đến chiều cao 45 – 50 cm, phải bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ chừa lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này nên chọn cành khỏe, ít cong vẹo, cách nhau 7 – 10cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc khoảng 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
  2. Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, cần bấm ngọn để tạo nên cành cấp 2. Trên cành cấp 1 thường giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về các góc độ và hướng.
  3. Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 chính là những cành tạo quả và mang quả cho các năm sau. Các cành này phải bố trí sao cho chúng không giao nhau và sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau để giúp cây quang hợp tốt.

Kết luận

Trồng vải thiều không quá nhưng đòi hỏi một số kĩ thuật, tiêu chuẩn bà con phải ứng dụng chuẩn để cho quả năng suất cao và chất lượng. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vì việc trồng trọt chăn nuôi bất cứ thứ gì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tiếp tục theo dõi Vải Sớm Phúc Hòa để biết thêm nhiều điều thú vị xung quanh chủ đề vải thiều và trồng vải thiều.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *