Kinh nghiệm chăm sóc cây vải cho ra hoa, quả sớm đúng thời vụ
Để giúp bà con trồng vải tăng thu nhập, chúng tôi trình bày kinh nghiệm cho vải thiều Lục Ngạn, vải Bắc Giang ra hoa quả sớm của một số hộ nông dân trồng vải thiều huyện Lục Ngạn, huyện Tân Yên. Biện pháp điều chỉnh vải ra hoa, ra quả sớm đúng thời điểm bao gồm.
Đọc thêm:
- Vải sấy là gì ?
- Vải ở đâu là ngon nhất ?
- Khái niệm cơ bản về VietGap
- Kĩ Thuật Trồng Vải Thiều Đúng Cách
Kinh nghiệm cho hoa vải thiều ra sớm đúng vụ
Vải cho thu hoạch sớm vào thượng và trung tuần tháng 5 thường bán được giá hơn vải chính vụ. Vì vậy, một số bà con ở các huyện Lục Ngạn, Tân Yên (Bắc Giang) có sáng kiến điều khiển vải thiều ra quả chín sớm, cho thu nhập cao. Để giúp bà con trồng vải tăng thu nhập, chúng tôi trình bày kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa quả sớm của một số hộ nông dân trồng vải thiều huyện Tân Yên.
Bước 1: Chọn cây tác động:
Cần chọn những cây vải có ít nhất 7 năm tuổi, ra được 3 vụ quả ổn định trở lên, ổn định về mặt di truyền, chủ động tưới tiêu và phân bón thì tác động kỹ thuật mới cho hiệu quả cao.
Bước 2: Bón thúc sớm cho lộc hè:
Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả. Bón phân khi đất được tưới ẩm 70-80%. Lượng bón cho một cây gồm phân chuồng 30-50kg; phân lân super Lâm Thao 1-3kg; urê 0,2-1kg; kali clorua 0,1-0,5kg, tỷ lệ bón N:K=2:1 để kích thích ra lộc. Bón sâu 10cm thành 4-6 hốc quanh tán cây. Kết hợp với tỉa cành lá, cành võng, cành bị sâu, bệnh hại.
Bước 3:Bón thúc sớm cho lộc thu:
Cần bón phân điều chỉnh sao cho lộc thu ra kết thúc trước 15 tháng 11 hàng năm. Bón phân thúc lộc thu vào tháng 9 sau khi lộc hè đã thành thục. Lượng phân đạm và kali bón bằng 1/2 lượng thúc lộc hè, kết hợp đốn, tỉa bỏ cành tược (cành vượt) trong tán.
Lộc thu chỉ nên bón đối với những cây dưới 15 năm tuổi, có biểu hiện thiếu phân, sinh trưởng kém, lá có màu xanh vàng.
Bước 4: Hạn chế lộc đông
Nếu cây vải ra lộc đông thì sẽ không ra hoa, ra quả vụ xuân. Cần có biện pháp hạn chế cây ra lộc đông (chú ý đặc biệt với những cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt) bằng cách:
- Cuốc rãnh sâu 35-40cm, rộng 20-30cm quanh hình chiếu tán cây nhằm làm đứt bớt bộ rễ hút, hạn chế dinh dưỡng, làm cây “bị chột” không ra được lộc đông.
- Tiến hành khoanh vỏ trên thân cành. Dùng dao khoanh vỏ vành khăn từ 1 đến 4 vòng quanh thân cành (chú ý để một cành không khoanh vỏ, nối liền lá với thân và bộ rễ để cung cấp thức ăn hạn chế cho cây) nhằm làm giảm quá trình luân chuyển giữa phân khoáng, nước và chất hữu cơ, có tác dụng hạn chế quá trình phát lộc đông.
Bước 5: Diệt lộc đông sớm:
Muốn vải thiều ra hoa, quả sớm cần tiến hành diệt lộc đông sớm, những lộc đông ra sau tháng 10, 11 cần dùng hoá chất để hạn chế. Có nhiều loại hoá chất ngăn cản lộc non phát triển như nước muối ăn (NaCl), nước phân đạm, kali, thuốc diệt cỏ…
Theo kinh nghiệm của nông dân Hiệp Hoà, tốt nhất nên dùng Ethrell (C2H4) có trong thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc. Chất Ethrell dùng với nồng độ vừa phải, có tác dụng làm thui lộc non, không ảnh hưởng tới các lá bánh tẻ, lá đã sinh trưởng thành thục như một số hoá chất khác.
Dùng 3-4 lọ thuốc dấm hoa quả (15-20ml), nếu trời ấm phun 15ml, trời lạnh phun 20ml, pha với 10 lít nước, phun thẳng vào lộc non giai đoạn lá chưa thành thục (lộc và lá non có màu phớt hồng) kết hợp với phun thuốc kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho vải 3 lần trong tháng 1, mỗi lần cách nhau 8-10 ngày. Chỉ tiến hành tưới ẩm, bón phân thúc cho vải khi thấy nhú mầm hoa ở nách lá đầu cành (vào tháng 1). Cây vải sẽ nở hoa vào thượng tuần tháng 2, cho thu hoạch vào thượng và trung tuần tháng 5 như ý muốn.
Do nhãn đòi hỏi phải có điều kiện nhiệt độ thấp để phá vỡ thời kỳ miên trạng để chuyển sang giai đoạn sinh sản nhưng sau đó phải có điều kiện nhiệt độ cao để mầm hoa phát triển nên rất khó điều khiển cho nhãn ra hoa vào tháng 10-11 để có thể thu hoạch vào dịp lễ Thanh Minh và tết của người Khmer (tháng 4-5), là thời điểm bán được giá cao trong nhiều năm qua. Hơn nữa, điều kiện mưa dầm, ẩm độ trong đất cao và ảnh hưởng của mùa lũ, mực thuỷ cấp dâng cao trong tháng 9-10 cùng với điều kiện nhiệt độ thấp vào tháng 12-1 là những điều kiện bất lợi cho sự ra hoa và sự phát triển của phát hoa.
- Trong quy trình kích thích ra hoa, ngoài một số biện pháp chính tác động cho cây ra hoa, cần phải chú ý những kỹ thuật canh tác quan trọng sau đây để đạt được năng suất và chất lượng cao (Ungasit và ctv.,, 1999)
- Kích thích hoa ra đợt mới ngay sau khi thu hoạch bằng cách tỉa cành, bón phân đạm cao và tưới nước đầy đủ.
- Giai đoạn 1-2 tháng trước khi ra hoa cần ngưng bón phân đạm, giảm ẩm độ đất để chồi trưởng thành và đi vào thời kỳ nghỉ.
- Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón nhiều phân lân và kali
- Sau khi ra hoa nên bón phân đạm và lân cao. Một tháng trước khi thu hoạch nên bón phân kali cao.
Phòng bệnh và trị bệnh cho vải thiều
Thời điểm nở hoa đợt này thường gặp rét và mưa phùn, có nhiều loại sâu, bệnh phá hại. Để đảm bảo chắc chắn mùa vải bội thu bà con cần phòng trừ tốt sâu, bệnh hại chủ yếu sau:
- Bệnh sương mai, tốt nhất dùng hai loại thuốc nội hấp (sau khi phun 4-5 giờ thuốc được cây hấp thụ, lưu dẫn trong thân, lá có tác dụng phòng trừ thời gian dài 10-15 ngày, không sợ nước mưa rửa trôi) Alpine 80WP hoặc thuốc Ridomin gold 72WP , phun khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày từ khi nhú nụ dến khi quả có đường kính khoảng 1cm).
- Nếu có nấm lông nhung hại cần phun thuốc trừ nhện khi lộc xuân vừa nhú, dùng thuốc Regent 800 WG hoặc Danitol 10 EC, Pegasus 500 EC,… Phun trừ.
- Trên nụ hoa có bọ xít hại với mật độ cao cần dùng thuốc Actara 25 EC hoặc Con phai 10WP, Butyl 10 WP phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành phá hại cần phối hợp giữa hai loại thuốc Actara 25 EC hoặc Conphai 10WP với Sherpa 25 EC phun trừ kịp thời.
Cần diệt lộc đông sớm: Muốn vải thiều ra hoa, quả sớm cần tiến hành diệt lộc đông sớm, những lộc đông ra sau 10/11 cần dùng hoá chất diệt trừ. Có nhiều loại hoá chất diệt lộc non như nước muối ăn (NaCl), nước phân đạm, kali, thuốc diệt cỏ, … Theo kinh nghiệm của bà con nông dân Hiệp Hoà thì tốt nhất nên dùng Ethrell (C2H4) có trong thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc. Chất Ethrell dùng với nồng độ vừa phải có tác dụng làm thui lộc non, không ảnh hưởng tới các lá bánh tẻ, lá đã sinh trưởng thành thục như một số hoá chất khác. Ngoài tác dụng làm thui lộc đông, Ethrell còn có tác dụng quan trọng nữa là làm ức chế pha sinh trưởng của cây (quá trình sinh trưởng thân lá) và kích thích pha phát triển (quá trình sinh trưởng sinh thực hay ra nụ, hoa, quả).
Kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân trồng vải ở Lục Ngạn dùng 3-4 lọ thuốc dấm hoa quả (15-20 mml, khi phun thuốc nếu trời ấm phun 15ml, trời lạnh phun 20ml) pha với 10 lít nước phun thẳng vào lộc non giai đoạn lá chưa thành thục (lộc và lá non có màu phớt hồng) cho hiệu quả cao.
Chỉ tiến hành tưới ẩm và bón phân thúc cho vải khi thấy nhú mầm hoa ở nách lá đầu cành (vào tháng1), lượng bón phân đạm tương đương với thúc lộc thu nhưng tỷ lệ bón đạm và kali ở giai đoạn này là 1 phần đạm với 1 phần kali để kích thích ra nụ, ra hoa.
Kết hợp với phun thuốc kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho vải 3 lần trong tháng 1, lần đầu 1/1-5/1, mỗi lần cách nhau 10 ngày (đến khi có nụ to, hoa chớm nở). Cây vải sẽ nở hoa vào thượng tuần tháng 2, cho thu hoạch vào thượng tuần tháng 5 như ý muốn.
Chọn cây và cần bón phân sớm cho vải:
- Chọn cây tác động: Cần chọn những cây vải có ít nhất có 7 năm tuổi, ra được 3 vụ quả ổn định trở lên, ổn định về mặt di truyền, trồng nơi chủ động tưới tiêu thì tác động kỹ thuật mới cho hiệu quả cao.
- Bón thúc sớm cho lộc hè: Đây là đợt bón quan trọng nhằm giúp cây vải phục hồi lại sức sau một mùa cho quả, đặc biệt là nhưng cây sai quả. Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả (vào cuối tháng 6, đầu tháng 7). Bón phân khi đất được tưới ẩm 65-70% độ ẩm đồng ruộng. Lượng bón cho một cây gồm có phân chuồng 30-50 kg; phân lân super Lâm Thao 1-3 kg; phân đạm urê 0,2-1 kg; kali clorua 0,1-0,5 kg, tỷ lệ bón giữa phân đạm và kali đợt này là 2 phần đạm với 1 phần kali để kích thích ra lộc (lượng bón cụ thể tuỳ vào tuổi cây, năng suất thu hoạch vụ vừa qua, độ phì của đất, bón sâu 10cm thành 4-6 hốc quanh tán cây). Đợt bón này kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành bị sâu, bệnh hại làm cho tán cây thông thoáng hạn chế sâu, bệnh hại.
- Bón thúc sớm cho lộc thu: Lộc thu được hình thành trên nách lá của lộc hè, là cành quả của vụ vải năm sau, do vậy cần bón phân điều chỉnh sao cho lộc thu ra kết thúc trước 15/11 hàng năm. Bón phân thúc lộc thu vào tháng 9 sau khi lộc hè đã thành thục (thành lá bánh tẻ). Lượng phân đạm và kali bón bằng 1/2 lượng thúc lộc hè, kết hợp đốn, tỉa bỏ cành tược (cành vượt) trong tán.
Điều chỉnh cho vải thiều ra lộc hợp lý
Lộc thu chỉ nên bón đối với những cây dưới 15 năm tuổi, có biểu hiện thiếu phân sinh trưởng kém (biểu hiện lá có màu xanh vàng).
Cần hạn chế và diệt lộc đông sớm: Nếu cây vải ra lộc đông thì sẽ không ra hoa, ra quả vụ xuân. Cần có biên pháp hạn chế cây vải ra lộc đông (chú ý đối với những cây sinh trưởng mạnh lá xanh tốt, khi gặp mưa có độ ẩm đất cao vào tháng 11 trở đi) như sau:
+ Cuốc thành rãnh sâu 35-40 cm, rộng 20-30 cm quanh hình chiếu của tán cây nhằm làm đứt bớt bộ rễ hút của cây, hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho cây, nhằm làm cây “bị chột” không ra được lộc đông.
+ Tiến hành khoanh vỏ trên thân cành. Dùng dao sắc hay cưa vanh khoanh từ 1-4 vòng quanh thân cành (tuỳ màu sắc xanh tốt của bộ lá, nhưng chú ý để một cành không khoanh vỏ, nối liền lá với thân và bộ rễ để cung cấp thức ăn hạn chế cho cây) nhằm làm giảm quá trình luân chuyển giữa phân khoáng và nước “dòng nhựa tinh” từ dưới lên và chất hữu cơ “dòng nhựa luyện” từ trên chuyển xuống, có tác dụng làm hạn chế quá trình phát lộc đông.
Xem video: Chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa, đậu quả | VTC16
Nguồn bài viết: Tổng Hợp
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!