Góc Giải Đáp: Bà Bầu Ăn Vải Được Không?
Nhiều chị em thắc mắc bầu ăn vải được không do có thông tin cho rằng quả vải sẽ gây nóng không tốt cho thai nhi. Vậy thực hư thông tin này là gì? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết và những kiến thức hữu ích chăm sóc cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi khi ăn quả vải.
Bà bầu ăn vải được không?
Theo TS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Bác sĩ cho biết loại quả này chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kẽm cần thiết cho mẹ bầu và hàng loạt vitamin có lợi cho sức khỏe.
Vải chứa rất nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nên ăn bởi nếu bạn ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Đọc thêm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải như thế nào đúng cách?
Theo nghiên cứu, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300 – 500g mỗi ngày, tức là vào khoảng 7 – 10 quả vải. Vải có tính ngọt nên không ăn khi đói khiến cơ thể nạp nhiều đường một lúc dẫn đến chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Mẹ bầu nên ăn vải tươi để hấp thu dinh dưỡng từ trong quá một cách tốt nhất. Hạn chế ăn vải sấy vì ít nhiều trong đó cũng có chất bảo quản và qua nhiều khâu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu.
4 tác dụng của vải thiều với bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu có ăn vải được không? Ăn vải có tốt cho bà bầu không? Dưới đây là những lợi ích của việc ăn vải thiều cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu.
- Nâng cao hệ miễn dịch, tránh ốm vặt: Mẹ bầu trong 3 tháng đầu dễ bị ốm, mệt mỏi do thời tiết, đặc biệt thời điểm mùa vải là mùa hè nóng nực. Vải là loại quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng và ăn đúng cách sẽ có tác dụng bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng cùng một số bệnh cảm cúm thông thường khi mang thai.
- Cải thiện tình trạng da xỉn màu, da mụn: Vải giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương cho da giữ da khỏe mạnh và mịn màng. Ngoài ra, các loại vitamin A, E có trong quả vải cũng là những dưỡng chất tuyệt vời giúp giảm tình trạng da xỉn màu, khô mụn thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu do thay đổi hormone khi mang thai.
- Cải thiện tình trạng táo bón: Mẹ bầu có thể mắc phải tình trạng táo bón trong những tháng đầu thai kỳ. Vải là loại quả có hàm lượng chất xơ cao và nếu ăn với lượng vừa phải sẽ cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả
- Cân bằng điện giải, ổn định huyết áp: Vải không thuộc loại trái cây có tính mát nhưng có hàm lượng Kali và Natri cao giúp cân bằng chất điện giải và ổn định huyết áp hiệu quả. Lượng Kali này có tác dụng duy trì nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể nhàm cân bằng điện giải, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đau tim, đột quỵ trong thai kỳ.
Giải đáp 1 số thắc mắc thường gặp
Ăn vải thiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ?
Bà bầu ăn vải thiều quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ vì vải là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI).
Uống nước ép vải khi mang thai có an toàn không?
Bạn có thể uống nước ép vải trong khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại nước ép tươi thay vì các loại nước ép đóng hộp để tránh tiêu thụ quá nhiều đường.
Ăn vải thiều có nóng không ?
Trái vải có tính nóng, ăn nhiều dễ làm mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng… Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều trái vải.
Vải Sớm Bắc Giang đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi bà bầu ăn vải được không. Ăn vải thiều trong khi mang thai là hoàn toàn an toàn nếu bạn ăn 1 lượng vừa phải. Tiếp tục theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật những kiến thức, thông tin thú vị liên quan đến quả vải.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!