hình ảnh quả vải sớm căng tròn, mọng nước

Vải thiều 2025: Được mùa cùng nỗi lo hạn hán – giá thấp

Sau một năm 2024 mất mùa nặng nề, năm nay những người trồng vải tại vùng Phúc Hòa, Bắc Giang đã hít thở được chút không khí tươi mới. Tỷ lệ đậu hoa vải lên tới 90-95%, con số mà nhiều năm không dám nghĩ tới.

Nhưng thực tế người dân trồng vải lại phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác. Từ cuối năm 2024 đến đầu tháng 5 2025, trời rất ít mưa. Thậm chí, thời tiết vừa mới đầu tháng 5 đã có những đợt nắng nóng kéo dài.

Những ngày đầu tháng 5, bình thường quả vải đã “lên vai”, to bằng ngón chân cái, nhưng năm nay quả chỉ nhỉnh hơn đầu đũa. Cây khát nước, quả phát triển chậm chạp. Nhiều vườn ở Phúc Hòa, Lục Ngạn Bắc Giang đang đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Xem thêm:

  1. Thu hoạch vải thiều vào giữa đêm
  2. Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Mỹ
  3. Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều

Ảnh hưởng đến giá vải năm 2025

Thời vụ thu hoạch bị đảo lộn

Hạn hán không chỉ làm chậm sự phát triển của quả, mà còn đẩy lùi cả lịch thu hoạch. Dự kiến mùa vải chín sớm năm nay sẽ muộn hơn 15-20 ngày, tức là cuối tháng 5 mới có đợt thu hoạch đầu tiên.

Điều này tạo ra một bài toán khó: mùa vải chín sớm và mùa vải muộn quá sát nhau. Khi thương lái có nhiều lựa chọn, vải chín sớm sẽ bị “đuổi giá”, không còn giữ được mức giá cao như mọi năm.

Dự báo giá vải thiều năm 2025 sẽ thấp do vải chín muộn, được mùa, và thị thường có nhiều lựa chọn thay thế.

Cơ hội từ thị trường xuất khẩu

May mắn thay, năm nay thị trường xuất khẩu có những tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp đã vào cuộc sớm, không chờ đến gần mùa thu hoạch mới ký hợp đồng như trước. Ở Phúc Hòa, các doanh nghiệp đã “đặt hàng” hơn 1.000 tấn xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu.

hình ảnh quả vải sớm căng tròn, mọng nước

hình ảnh quả vải sớm căng tròn, mọng nước

Đặc biệt, thị trường Mỹ có diễn biến mới thuận lợi cho vải Việt Nam. Do chính sách thuế cao đối với hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ đang chuyển hướng sang nhập khẩu vải từ Việt Nam. Với những vườn làm đúng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giá thu mua cam kết cao hơn thị trường 15%. Dự báo giá vải năm nay có thể đạt 30.000-35.000 đồng/kg.

Những ứng phó với thời tiết hạn hán

Đối mặt với hạn hán, các hộ trồng vải ở Bắc Giang đã có những giải pháp kịp thời. Nhiều nhà vườn đã đào giếng lấy nước tưới, nhưng lượng nước này vẫn không đủ. Một số vườn thiếu nước dài ngày đã xuất hiện tình trạng cây héo rũ, chết khô.

Với kinh nghiệm trồng vải lâu năm, Vải sớm Phúc Hòa gợi ý những biện pháp sau đây khi phải đối mặt với hạn hán.

Tưới nước tiết kiệm:

  • Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới trưa nắng
  • Tưới từng gốc, tập trung vào vùng rễ thay vì tưới tràn
  • Sử dụng ống nhỏ giọt nếu có điều kiện

Cắt tỉa hợp lý:

  • Cắt bớt cành lá thừa để giảm diện tích thoát hơi nước
  • Ưu tiên giữ những cành có quả, cắt bỏ cành không cho quả
  • Không cắt tỉa quá mạnh trong mùa khô

Bón phân qua lá:

  • Phun phân lá vào buổi chiều mát để cây hấp thụ tốt
  • Sử dụng các loại phân có chứa kali để tăng khả năng chịu hạn
  • Bổ sung vi lượng (Bo) giúp quả phát triển tốt hơn

Hỗ trợ từ chính quyền

Sở Nông nghiệp Bắc Giang đã có những chỉ đạo kịp thời:

  • Rà soát, khoanh vùng cây trồng bị hạn hán
  • Ưu tiên đảm bảo nguồn điện cho các trạm bơm
  • Hướng dẫn áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm

Ở Phúc Hòa, nhiều nông dân đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, giúp tiết kiệm nước và công sức.

Năm 2025 với người trồng vải  vừa có niềm vui vừa có nỗi lo. Vui vì sau một năm thất bát, vải lại đậu quả nhiều. Lo vì hạn hán có thể ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.

Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, Vải sớm Phúc Hòa tin rằng chỉ cần có những biện pháp ứng phó kịp thời, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và doanh nghiệp, mùa vải năm nay vẫn sẽ mang lại kết quả khả quan.

Điều quan trọng nhất bây giờ là mong trời mưa – không quá nhiều để gây sốc nước làm rụng quả, cũng không quá ít để cây tiếp tục khát. Chỉ cần vài trận mưa vừa phải, mùa vải năm nay sẽ thực sự “trọn vẹn”.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *