đất trồng vải và nhãn

Cách chọn đất trồng phù hợp cho cây vải và nhãn

Đánh giá lựa chọn đất trồng vải, nhãn

Đặc điểm phát triển bộ rễ của cây vải, nhãn

– Rễ vải được trồng ở nơi đất xốp tầng dầy bộ rễ có thể ăn sâu 3 – 4m, cây trồng bằng cành chiết vẫn có rễ đứng ăn sâu tới 2-3 m. Rễ bên có thể ăn rộng gấp 2 lần đường kính tán. Tuy nhiên đại bộ phận rễ vải phân bố ở tầng 0-60cm, và ở trong đến ngoài mép tán 10-50 cm.

Trên rễ vải có một loại nấm sống cộng sinh, nhừ loại nấm này mà vải có khả năng hút nước tốt

Còn đối với cây nhãn: phần lớn bộ rễ tập trung ở độ sâu 0-70cm, trong phạm vi vùng đất dưới hình chiếu tán cây. Phần ngoài tán rễ chỉ phân bố ở tầng 10 – 30cm.

– Điều kiện về đất đai thích hợp để bộ rễ vải phát triển tốt:

Độ pH 6 – 6,5. Trên rễ vải có nấm cộng sinh, nhờ đó rễ vải có khả năng hút nước mạnh, chịu hạn tốt. Khi pH quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho loại nấm này phát triển.

Rễ vải và nhãn đều cần nhiều ôxy, đất tơi xốp sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Ngược lại trên đất bí chặt, độ xốp thấp số lượng, chiều dài rễ đều thấp hơn, năng lực hút nước và dinh dưỡng cũng bị hạn chế. Kết quả là cây sinh trưởng kém, thời gian sung sức (cho thu hoạch cao) bị rút ngắn.

Yêu cầu về đất đối với cây vải, nhãn

Vải, nhãn là những loại cây trồng không đòi hỏi khắt khe về đất trồng.

Tuy nhiên loại đất phù hợp với vải, nhãn là những loại đất có đặc điểm:

Độ dày tầng đất:

Tầng đất mặt càng dày càng tốt. Để có thể trồng vải, nhãn là độ dày từ mặt đất đến tầng cứng rắn tối thiểu là 1m.

Địa hình, địa thế

Độ dốc

Đất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả là đất có địa hình bằng phẳng hoặc đất có độ dốc thấp dưới 150

Đất có độ dốc 15-250 có thể trồng được vải (không nên trồng nhãn ở độ dốc này), nhưng cần có biện pháp bảo vệ đất hợp lý.

Đất có độ dốc trên 250 nhìn chung không nên trồng vải, nhãn (đặc biệt là nhãn). Tuy nhiên ở vùng cao một số diện tích đất có độ dốc cao (>250) vẫn được sử dụng trồng cây ăn quả. Nhưng cần có phương thức trồng trọt, chăm sóc đặc biệt nhằm bảo vệ đất tránh tác động của hiện tượng xói mòn

Độ sâu mực nước ngầm

Mực nước ngầm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và phát triển của bộ rễ. Mực nước ngầm quá nông làm cho bộ rễ triển kém, cây sinh trưởng yếu và có thể bị chết. Mực nước ngầm phụ thuộc vào địa hình, địa thế của đất và thay đổi theo các mùa trong năm. Đất trồng vải, nhãn yêu cầu có mực nước ngầm tối thiểu đạt trên 1m vào mùa mưa

Đặc điểm lý tính đất

+ Đất có kết cấu tốt, độ xốp đạt ≥ 50%.

+ Thành phần cơ giới trung bình

Về hoá tính đất

+ Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao.

+ Độ pH = 6 – 6,5 (với vải); 4,5 – 6 (đối với nhãn)

Với các tiêu chuẩn lựa chọn trên, đất trồng vải tốt bao gồm các loại đất:

+ Đất đỏ vàng vùng đồi núi.

+ Đất bazan

+ Đất phù sa sông

Ngoài ra để đáp ứng các yêu cầu khác trong quá trình sản xuất, đòi hỏi đất trồng vải nhãn phải nằm trong khu vực thuận tiện giao thông. Vùng ít có giáo bão. Riêng đối với cây vải phải nằm trong vùng có nhiệt độ mùa đông nhiệt độ thấp để cây phân hoá mầm hoa thuận lợi

Khảo sát, lựa chọn đất trồng vải, nhãn

Đất trồng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung cũng như cây nhãn, vải nói riêng, đến năng suất và chất lượng của nhãn, vải quả, đến hiệu quả của nghề trồng nhãn, vải.

Chọn đất trồng nhãn, vải không đúng sẽ gây nên tình trạng cây sinh trưởng phát triển kém, thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người trồng nhãn, vải. Chính vì vậy phải chú ý đến việc chọn đất trồng nhãn, vải.

Để có cơ sở cho việc xác định đất trồng vải, nhãn cần tiến hành khảo sát đất. Công việc khảo sát được tiến hành với các bước công việc sau:

Chuẩn bị các điều kiệncần thiết

– Bản đồ khu vực dự định xây dựng vườn vải, nhãn

– Máy đo độ pH, đo độ dốc, đo độ ẩm, máy đo diện tích.

– Bộ KIT phân tích nhanh hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất

– Các dụng cụ đào phẫu diện đất

– Thước mét

Thực hành khảo sát đánh giá đất trồng vải nhãn

Thực hiện các bước theo hướng dẫn ở bảng dưới đây:

Bước 1: Khảo sát địa hình, thực bì

– Kiểm tra địa hình: Dùng thước chữ A, thước đo độ dốc để xác định mức độ bằng phẳng của lô đất. Độ cao, độ dốc. Tình trạng xói mòn. Thành phần và mức độ phát triển của thảm thực vật bề mặt.

Bước 2: Xác định vị trí đào phẫu diện.

– Quan sát toàn bộ diện tích lô đất để từ đó quyết định cần phải đào bao nhiêu phẫu diện trên lô đất đó. Chọn các phẫu diện điển hình nhất cho lô đất.

Bước 3: Tiến hành đào phẫu diện:

– Dùng thước đo chiều dài, chiều rộng của phẫu diện, theo hình chữ nhật.Với phẫu diện điển hình thường đào: chiều dài 1,5m; chiều rộng: 1,2m; sâu: tới tầng cứng rắn (đối với đất đồi núi), hoặc 1m (đối với vùng đất phù sa);

– Bề mặt hinh thái phẫu diện nên hướng về phía mặt trời để dễ quan sát.

– Dùng cuốc, xẻng đào từng lớp đất, để riêng đất ở từng tầng, Tiến hành lấy mẫu đất theo từng loại đất ở các tầng đất khác nhau, đựng mẫu đất trong túi chuyên dùng, ghi các thông tin trên nhãn mẫu để sau này tiến hành phân tích tính chất đất.

Các bước Yêu cầu đạt được
1. Khảo sát địa hình, thực bì Mô tả chính xác hiện trạng địa hình hiện trạng thảm thực vật.
2. Thiết lập và nghiên cứu phẫu diện đất Xác định vị trí phẫu diện đại diện cho khu vực. Thể hiện chính xác hình thái phẫu diện.
3. Lấy và xử lý mẫu đất Lấy mẫu đại diện cho các tầng Dung lượng mẫu theo tiêu chuẩn quy định Xử lý đúng quy trình được quy định trong tài liệu phân tích đất, nước và cây trồng (Viện TNNH)
4. Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về tính chất đất Yêu cầu (thuê cán bộ chuyên môn thực hiện theo quy trình phân tích do Viện TNNH quy định.
5. Xác định mức độ phù hợp của đất nơi khảo sát đối với cây vải, nhãn Đánh giá đúng, khách quan mức độ phù hợp của đất nơi khảo sát đối với cây vải, nhãn Rút ra được các yếu tố hạn chế để có biện pháp khắc phục.

Bước 4: Mô tả phẫu diện:

Sau khi đào xong Tiến hành quan sát, mô tả phẫu diện:

– Độ dày các tầng đất;

– Màu sắc các tầng đất;

Bước 5: Xác định thành phần cơ giới đất:

Công việc này được xác định ở trong phòng thí nghiệm (do cán bộ chuyên môn thực hiện).

Bước 6: Đo độ pH, độ ẩm đất:

– Dùng máy đo nhanh pH, hay giấy đo độ pH, để xác định độ pH đất.

– Dùng máy đo nhanh đo độ ẩm của đất.

Bước 7: Đánh giá xác định mức độ phù hợp cho việc trồng vải, nhãn

Dựa vào tiêu chuẩn của các loại đất theo phân loại đất để đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn của đất có phù hợp với việc trồng vải, nhãn hay không

Thực hiện các bước nói trên theo các tiêu chí và yêu cầu ở bảng dưới đây:

Hướng dẫn đánh giá khảo sát lựa chọn đất trồng vải, nhãn

3. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trồng vải, nhãn

Xử lý tàn dư sinh vật

Trên khu đất dự định trồng vải, nhãn tồn tại tàn dư sinh vật và các loại sinh vật gây hại khác nhất là cỏ dại:

Tàn dư sinh vật là những bộ phận của sinh vật như: rễ, gốc cây, cành lá rụng của các thực vật khác vốn tồn tại trên khu vục đó. Những thành phần này cản trở quá trình làm đất, trồng và chăm sóc vải, nhãn. đồng thời đó cũng có thể là thức ăn phụ, nơi cư trú của nhiều loại sinh vật hại vải, nhãn. Khi trồng vải, nhãn các sinh vật này sẽ xâm nhập gây hại.

Một số loại cỏ dại có thể gặp trên khu đất trồng vải, nhãn

Vì những lý do nêu trên trước khi làm đất trồng vải, nhãn cần vệ sinh đồng ruộng xử lý tàn dư sinh vật tạo điều kiện cho các khâu công việc tiếp sau đó.

Việc xử lý tàn dư, cỏ dại trên khu đất chuẩn bị trồng vải, nhãn được tiến hành với các nội dung và hướng dẫn dưới đây:

Các bước tiến hành vệ sinh đồng ruộng khu đất trồng vải, nhãn

Bước công việc Cách tiến hành
1. Phát quang xung quanh lô Chặt bỏ các bụi cây dại xung quanh lô trồng. Dọn cỏ dại xung quanh lô.
2. Đánh gốc cây Dùng cuốc, xà beng đánh bỏ gốc, rễ cây trong khu vực. Thu gom gốc rễ phơi khô đốt.
3. Diệt cỏ dại trong lô trồng Xử dụng dụng cụ, thiết gị làm đất thu gom sạch cỏ dại trong lô.

Phơi khô đốt hoặc ủ cỏ dại thành phân bón.

Cày bừa lại để vơ sạch thâm ngầm củ cỏ dưới đất.

Phun thuốc trừ cỏ

(Chú ý trong trường hợp trồng vải, nhãn trên đất dốc chỉ dọn sạch cỏ dại tạo vị tró đào hố hoặc băng cây. Phần cỏ dại bên ngoài chỉ khống chế bớt không nên dọn sạch để tránh xói mòn)

Cải tạo đất trồng vải, nhãn

Khu đất được chọn trồng vải, nhãn không phải luôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho việc trồng trọt. Trong thực tế luôn tồn tại những hạn chế ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn:

Độ dốc của đất lớn cây có thể bị ngập nước

Tầng đất mỏng, đất quá bí chặt hạn chế sự phát triển của bộ rễ Độ chua cao hơn mức có thể chịu đựng của cây vải, nhãn

Các vấn đề trên cần được cải tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho cây đồng thời cũng đảm bảo cho quá trình canh tác được dễ dàng.

Để cải tạo đất chua nguyên liệu được sử dụng là vôi sống.. Ngoài ra có thể sử dụng các nguyên liệu khác như: vôi tôi, bột đá vôi, bột đôlômit

Trong phần lựa chọn đất trồng vải, nhãn đã đề cập: vải thích hợp nhất với đất có độ pH = 6 – 6,5; còn đối với nhãn chỉ tiêu này trong phạm vi 4,5 – 6.

Nếu đất trồng có pH nhỏ hơn các giái trị nêu trên cần tiến hành cải tạo nâng độ pH. Việc cải tạo chua được tiến hành theo hướng dẫn dưới đây:

Các bước tiến hành vệ sinh đồng ruộng khu đất trồng vải, nhãn

Bước công việc Cách tiến hành
1. Đo pH của khu đất trồng Sử dụng các thiết bị đo nhanh pH hoặc lấy mẫu đất yêu cầu cán bộ chuyên môn phân tích trong phòng thí nghiệm
2. Xác định tính cấp thiết của việc cải tạo chua So sánh giá trị pH đo được với giới hạn thích hợp với cây vải, nhãn. Nếu pH đo < pH thích hợp cần bón vôi
3. Tính lượng vôi bón Lượng vôi bón/gốc được xác định theo bảng 7 dưới đây

Lượng vôi cải tạo đất trồng vải nhãn

pH đất Lượng vôi cần bón (kg/cây)
Đối với vải Đối với nhãn
4,0 – 4,5 1,0 – 1,5 0,5 – 1,0
4,6 – 5,0 0,5 – 1,0 0,2 – 0,5
5,1 – 5,5 0,3 – 0,5 0,0
5,6 – 6,0 0,0 – 0,3 0,0

Thời điểm cải tạo đất chua:

Bón vôi khi làm đất, đào hố (trước thời điểm trồng 1 tháng)

Cách cải tạo đất chua:

Trộn đều phân chuồng với vôi và đất lấp hố (chú ý không trộn vôi với phân đạm và phân lân hoá học).

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây vải, nhãn – Bộ NN&PT NT
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *